10 LƯU Ý TỪ KINH NGHIỆM MUA ĐIỀU HÒA MÁY LẠNH NHẤT ĐỊNH BẠN PHẢI BIẾT!

Với nhiều mẫu máy lạnh được bày bán trên thị trường người dùng có thêm sự lựa chọn tương ứng. Nhưng đôi khi việc lựa chọn máy lạnh thích hợp cũng không phải là điều dễ dàng. Nội dung dưới đây sẽ mách bạn 10 lưu ý kinh nghiệm mua máy lạnh. Hãy cùng xem qua nhé!

Máy lạnh

So với các dàn thiết bị điện gia dụng, máy lạnh là sản phẩm được ưa chuộng sử dụng nhiều, đặc biệt là trong các hộ gia đình. Đây cũng là điều dễ hiểu, vì với thời tiết khí hậu tại Việt Nam, việc sở hữu máy lạnh là điều cần thiết.

Song việc tìm mua máy lạnh phù hợp với nhu cầu tưởng đơn giản nhưng lại không hẳn vậy. Bất kỳ thiết bị nào đặc biệt là đồ điện tử, điện lạnh bạn cũng nên tìm hiểu cẩn thận trước đó.

Ngoài chi phí bỏ ra bên đầu thì bạn sẽ tiêu tốn thêm khoản tiền lúc sử dụng, vệ sinh máy lạnh, bảo trì hoặc các sự cố phát sinh. Và quan trọng chất lượng và an toàn là hai yếu tố nên được cân nhắc hàng đầu. Ở thị trường Việt Nam, không khó để tìm kiếm các hãng máy lạnh phục vụ các phân khúc khách hàng khác nhau.

Nhưng càng có nhiều thương hiệu, công nghệ, tính năng mới thì kéo theo đó là có quá nhiều sự lựa chọn khiến bạn hoang mang. Làm thế nào để chọn máy lạnh phù hợp? Chi phí mua máy lạnh như thế nào là đúng? Cùng hàng loạt câu hỏi khác. Do đó, 10 lưu ý kinh nghiệm mua máy lạnh dưới đây sẽ là câu trả lời mà bạn đang cần!

1. Tìm hiểu các loại máy lạnh

Đầu tiên, bạn cần xác định bạn cần sử dụng máy lạnh trong phòng loại nào và đặt tại đâu. Hiện nay có hai loại máy lạnh chủ yếu được dùng trong hộ gia đình:

Máy lạnh 1 cục

Máy lạnh 1 cục hay máy lạnh dạng cửa sổ là kiểu máy lạnh được sử dụng nhiều nhất. Thường được lắp đặt trên tường trong giống như cửa sổ nên thiết bị được gọi là máy lạnh dạng cửa sổ.

Cấu tạo của máy là tổ hợp các bộ phận được thành lập thành khối hình chữ nhật hoàn chỉnh tại nhà máy. Các bộ phận như dàn nóng, dàn lạnh, hệ thống đường ống, hệ thống điện, máy nén và gas đã được thiết lập đầy đủ. Bạn chỉ cần kết nối với nguồn điện là có thể sử dụng.

Máy lạnh cửa sổ có hai loại 1 chiều – chuyên làm lạnh và 2 chiều – vừa làm lạnh vừa sưởi ấm. Trên điều hoà 2 chiều trang bị thêm cụm van đảo chiều để quá trình hoán đổi vị trí giữa hai dàn được thao tác mượt mà.

Công suất chính của điều hoà cửa sổ chủ yếu là 7000 Btu, 9000 Btu, 12000 Btu, 18000 Btu và 24000 Btu. Chi phí đầu tư ban đầu và phí vận hành thường không quá nhiều.

Song không tránh khỏi ở kiểu máy này khi sử dụng cho các khu vực rộng lớn sẽ giảm đi tính thẩm mỹ vì phải trang bị nhiều máy mới đáp ứng được nhu cầu làm lạnh. Mẫu mã sản phẩm không đa dạng.

Dàn nóng máy lạnh 1 cục thường xả khí nóng trên tường. Với các phòng nằm sâu trong tòa nhà, công trình thì phải lắp đặt thêm ống thoát gió. Tuyệt đối không sử dụng xả gió nóng ở khu vực hành lang để tránh việc chênh lệch nhiệt độ quá lớn.

Máy lạnh kiểu rời (máy lạnh 2 cục)

Máy lạnh 2 cục được ra đời nhằm khắc phục nhược điểm trước đó của máy lạnh 1 cục. Thiết kế máy lạnh 2 cục tách rời hai bộ phận dàn nóng và dàn lạnh thành 2 khối, sử dụng các ống đồng để liên kết và dây điện để điều khiển máy.

Công suất máy lạnh khá đa dạng, chủ yếu là các công suất 9000 Btu, 12000 Btu, 18000 Btu, 24000 Btu, 36000 Btu, 48000 Btu và 60000 Btu. Điều hoà có thể sử dụng ở các diện tích phòng khác nhau và lắp ráp tương đối đơn giản.

Máy lạnh 2 cục cũng chia thành hai loại máy 1 chiều và máy 2 chiều. Tùy theo thiết kế dàn lạnh sẽ có máy lạnh treo tường, máy lạnh âm trần, máy lạnh âm trần, máy lạnh tủ đứng, máy lạnh âm trần nối ống gió…

Thông thường, dàn lạnh sẽ được lắp đặt ở trong phòng. Dàn trao đổi nhiệt có kiểu bề mặt, phổ biến nhất là kiểu ống đồng cánh nhôm. Ngoài ra, với sự đa dạng về dàn lạnh, người dùng có thể tuỳ ý lựa chọn thiết kế phù hợp với kết cấu công trình và không gian cần sử dụng.

3 loại dàn lạnh

Trong hộ gia đình có 3 loại dàn lạnh hay được sử dụng là dàn lạnh treo tường, dàn lạnh đặt sàn và dàn lạnh áp trần.

  • Dàn lạnh treo tường: Được sử dụng bởi sự tiện lợi, khả năng gió được phân bổ đều khắp căn phòng và có tính thẩm mỹ cao.
  • Dàn lạnh áp trần: Chuyên dùng cho các công trình có trần rộng và thấp. Hướng gió thổi đi sát trần và gió hồi về ở phía dưới dàn lạnh.
  • Dàn lạnh đặt sàn: Có cửa thổi gió được thiết kế phía trên, cửa hút nằm ở phía trước bên hông. Kiểu dàn lạnh này thích hợp cho phòng có trần cao và không gian hẹp.

Để chọn máy lạnh sử dụng, bạn cần nghĩ đến bạn cần làm lạnh chỉ một phòng hay toàn bộ ngôi nhà, Nếu bạn chỉ cần ở không gian nhỏ thì máy lạnh 1 cục có thể sử dụng. Còn nếu bạn muốn dùng máy lạnh mới, giảm độ ồn thì bạn sẽ chi trả thêm để sở hữu máy lạnh 2 cục.

2. Công suất làm lạnh

Hầu hết các nhà sản xuất đều khuyến cáo người dùng nên mua công suất phù hợp với diện tích làm lạnh. Công suất làm lạnh thường có đơn vị là Btu.

  • Phòng có diện tích dưới 20m2: Công suất 9000 Btu/h
  • Phòng 20m2 – 30m2: Công suất 12000 Btu/h
  • Phòng có diện tích từ 30m2: Công suất 18000 Btu/h, 20000 Btu/h, 24000 Btu/h

Bên cạnh đó, công suất máy lạnh còn chịu tác động của các yếu tố khác như cửa sổ, độ cao, cách nhiệt, số lượng người sử dụng, thiết bị điện tử có trong phòng…

Lưu ý rằng công suất máy lạnh rất quan trọng khi bạn đi mua máy lạnh. Nếu máy lạnh có công suất quá nhỏ thì sẽ không làm tốt quá trình làm mát. Và hơn hết sẽ tiêu tốn nhiều điện năng.

3. Ưu tiên chọn máy lạnh tiết kiệm điện

Hiện nay trên nhiều máy lạnh hiện đại đã trang bị công nghệ biến tần Inverter. Công nghệ này sẽ giúp bạn tiết kiệm điện năng đáng kể và giúp máy hoạt động ổn định. Về giá thành thì máy lạnh Inverter sẽ cao hơn so với các loại máy truyền thống. Nhưng nếu tiết kiệm điện năng thì chi phí bạn bỏ ra để mua máy hoàn toàn xứng đáng.

Ngoài ra trên thân máy lạnh, bạn cũng có thể kiểm tra tem năng lượng được Bộ Công Thương cấp phép. Thông tin sẽ hiển thị hãng sản xuất, mã sản phẩm, công suất, nhãn năng lượng, tiêu chuẩn và số chứng nhận. Có cấp độ đánh giá theo cột mốc từ 1 – 5 sao và nhãn 5 sao là thiết bị có hiệu suất tiết kiệm điện tốt nhất.

4. Gas máy lạnh

Gas máy lạnh tác động trực tiếp đến khả năng làm lạnh của máy. Môi chất làm lạnh hiện tại chủ yếu là 3 loại là R32, R410A và R22 đi kèm là ưu nhược điểm đặc trưng.

Hiện tại, gas R32 là loại gas mới nhất và được đánh giá cao về mức độ thân thiện môi trường. Khả năng làm lạnh, tiết kiệm năng lượng tốt nhưng gas khó bảo trì.

Gas R22 là thế hệ gas sử dụng đầu tiên, dễ sử dụng, giá thành rẻ. Nhưng loại gas này dễ gây ngạt nếu nồng độ gas trong không khí quá nhiều. Còn gas R410A có hiệu suất ra đời sau R22 làm lạnh tốt,. Tuy nhiên, chi phí lắp đặt, bảo trì khá tốn.

5. Chế độ bảo hành

Đây là điều bạn không nên bỏ qua khi tìm mua máy lạnh mới. Bất kỳ một thiết bị điện tử hay điện gia dụng đều có thể rơi vào tình trạng hư hỏng mà bạn không tự sửa chữa được.

Hầu hết các hãng máy lạnh đều có các chính sách bảo hành khá ưu đãi cho khách hàng. Thế nên bạn nên lưu ý để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ hãng nhé!

6. Độ ồn máy lạnh

Các máy lạnh mẫu mới đều được nhà sản xuất chú trọng đến việc giảm độ ồn. Dù vậy, bạn cũng nên chú ý đến độ ồn khi máy lạnh hoạt động.

Nếu máy phát ra tiếng động quá lớn, thì bạn sẽ bị ảnh hưởng đến khả năng tập trung của bạn. Bạn có thể kiểm tra thông số độ ồn trong sách hướng dẫn.

7. Tính năng làm lạnh 

Ở các dòng điều hoà, tính năng làm lạnh là yếu tố quan trọng hàng đầu. Với chế độ làm lạnh nhanh sẽ giúp nhiệt độ phòng nhanh chóng được hạ theo mong muốn của bạn.

Có thể kể đến các chế độ làm lạnh đặc trưng của các hãng như Jet Cool – máy lạnh LG, Powerful – Daikin, Fast Cooling – Samsung… Ngoài ra, hầu hết máy lạnh treo tường đều có chế độ Fan Speed – điều chỉnh tốc độ gió. Với chế độ gió linh hoạt sẽ có ảnh hưởng nhất định đến khả năng làm lạnh của thiết bị.

8. Tính năng bảo vệ sức khỏe người dùng

Bên cạnh khả năng làm lạnh, việc sử dụng máy lạnh an toàn là điều cần thiết. Trong không khí, có nhiều lượng vi khuẩn, bụi bẩn có kích thước siêu nhỏ mà mắt thường không thể quan sát. Thế nên, việc áp dụng công nghệ kháng khuẩn trên điều hoà sẽ bảo vệ tốt sức khoẻ người dùng.

Một số công nghệ được ứng dụng như bộ lọc Catechin – máy lạnh Gree, Nanoe-X – máy lạnh Panasonic, phin lọc Apatit Titan – máy lạnh Daikin, Plasmacluster ion – máy lạnh Sharp…

9. Tiện ích khác đi kèm

Các máy lạnh hiện đại ngày nay còn được cài đặt thêm các tiện ích khác. Nhờ vậy, bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị khi sử dụng máy. Những tính năng tiêu biểu như chế độ ngủ đêm, làm mát, hẹn giờ bật tắt, tự khởi động khi có sự cố, chuẩn đoán lỗi thông minh

10. Địa điểm mua máy lạnh

Và cuối cùng để mua máy lạnh chất lượng, bạn cần đến các đại lý, cơ sở phân phối máy lạnh chính hãng hay trung tâm điện máy lớn. Tại đây đội ngũ có chuyên môn sẽ hỗ trợ bạn, tư vấn rõ hơn và cung cấp chế độ hậu mãi hấp dẫn. Bạn hãy nói rõ nhu cầu mua máy và tài chính bạn có thể chi trả để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất nhé!

Leave Comments

0906399976
0906399976